Ý NGHĨA THỜ TƯỢNG QUÁN ÂM TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT

Quan Âm Tống Tử là vị Bồ Tát được nhiều gia đình Việt thờ phụng. Những gia đình lập miếu thờ Ngài, tượng Quan Âm Tống Tử được coi như báu vật. Ngài ban con cho các gia đình hiếm muộn hay cầu tự con trai. Ngài cứu độ cho người hữu duyên lầm đường và giác ngộ ác quỷ có ý định hại người.

1. Quan Âm Tống Tử là ai? Sự tích Quan Âm Tống Tử

Có thuyết kể lại rằng, Quán Âm Tống Tử là một trong những hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài hiện thân trong cõi Ta Bà nhằm cứu độ chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát được coi là vị Bồ Tát có thần lực, chỉ sau Phật Tổ. Ngài là vị Bồ Tát biểu thị cho sự Đại Bi. Hạnh nguyện của Quán Âm Tống Tử giống với tinh thần của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác. Chính vì vậy, Phật giáo Đại thừa đã nâng lên tầm quan trọng, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa.

Quán Âm Tống Tử là một trong rất nhiều hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Đây cũng là hóa thân để lại nhiều sự tích nhất trong dân chúng. Bồ Tát thị hiện trong nhân gian, ban cho những ai cầu xin con trai sẽ có được đứa con hiếu thảo để nối dõi. Những ai cầu xin con gái sẽ có con gái ngoan hiền. Bên cạnh đó, Bồ Tát Tống Tử Quán Âm còn cảm hóa được ác quỷ. Nhằm giúp phụ nữ sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông.

2. Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống tử

2.1 Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong đời sống và tâm linh

Ở Trung Quốc và Việt Nam, có nhiều sự tích xoay quanh về Quan Âm Tống Tử. Từ các câu truyện truyền thuyết được lưu hành từ đời này sang đời khác. Vì lẽ đó, tục thờ Quan Âm Tống Tử đã trở nên phổ biến. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có không ít ghi chép lại các câu chuyện xoay quanh tục thờ Quan Âm Tống Tử cầu con. Những phụ nữ bước vào kì sinh nở thành tâm cầu xin Ngài ban phước. Để có thể thuận lợi sinh con mà không bị ma quỷ bắt đi.

Hình tượng của Quan Âm Tống Tử, giống như một người mẹ hiền, đức độ. Người che trở, chỉ lối, cứu độ rồi giác ngộ cho những người lầm lỗi hoặc người có duyên. Cho nên, tượng Quan Âm Tống Tử có đứa trẻ trong lòng hoặc là đứng bên cạnh Ngài.

2.2 Những di tích về truyền thống thờ tượng Quan Âm tống tử trong cung đình xưa

Ở chùa Quán Thế Âm có một pho tượng của Ngài bằng bạch ngọc nguyên khối. Tượng cao 0,29m, rộng 0,165m, được tạc từ khối bạch ngọc 5kg. Bức tượng mô phỏng Bồ Tát Quan Âm ngồi trên tòa sen hai tay nâng em bé. Đầu đội mũ Quan Âm, trước ngực và hai gối khắc chạm bông sen nổi.

Pho tượng này được tìm thấy trong một giếng sâu ở Đại Nội, Hoàng thành Huế. Thượng tọa Thích Huệ Vinh kể lại rằng: Sau giải phóng, người dân vét giếng trong Hoàng thành Huế đã phát hiện bức tượng nằm dưới lớp bùn đất.

Người ta còn tìm thấy 1 pho tượng Quan Âm Tống Tử trong Hoàng cung nhà Nguyễn. Theo dã sử truyền lại, pho tượng này được thờ trong cung để mong cầu con trai.  Lịch sử các triều đại Việt Nam ghi nhận thời Lê có câu chuyện Quý phi thờ tượng Ngài cùng tà thuật để sinh Thái tử.

Như vậy có thể thấy, tục thờ Ngài đã xuất hiện ở nước ta từ lâu. Quan Âm Tống Tử không chỉ được dân chúng thờ, mà ngay cả Hoàng thất cũng coi là linh phẩm vô giá.

3. Những lưu ý khi thỉnh tượng Phật Quan Âm Tống Tử

3.1. Đi thẳng về nhà sau khi thỉnh tượng

Rất nhiều người có thói quen sau khi từ nơi thỉnh tượng còn ghé vào một số địa điểm khác. Đó là điều cấm kỵ khi thỉnh bất cứ một tượng Phật nào. Theo quan niệm, việc ghé thăm nhiều nơi khác sẽ khiến tượng bị ám khí âm. Tượng bị bớt linh và không đạt hiệu quả như ý muốn.

Hơn nữa, sau khi thỉnh tượng tượng về nhà. Gia chủ cần làm lễ đặt tượng vào những vị trí đã sắp xếp. Không nên đặt trực tiếp lên trên bàn, ghế,… mất mỹ quan và thiếu thành tâm.

3.2. Lựa chọn nơi trang nghiêm để đặt tượng

  • Nên được đặt tại những nơi cao ráo và trang nghiêm. Tránh đặt những nơi ẩm mốc và ô uế.
  • Bên cạnh đó, nên đặt tượng tại vị trí cao, như kệ, bàn,.. tuyệt đối không được đặt trực tiếp xuống nền đất hay sàn nhà.

3.3. Lựa chọn địa chỉ thỉnh tượng uy tín và chất lượng

Lựa chọn địa chỉ mua tượng Quan Âm Tống Tử cũng là một trong những điều cần quan tâm. Địa chỉ uy tín sẽ giúp gia chủ an tâm hơn trong việc thỉnh tượng. Giữ được chất lượng sản phẩm, tượng được bền màu và lưu giữ lâu dài theo thời gian.

Không nên ham rẻ mà mua loại tượng kém chất lượng, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.

4. Thờ tượng Quan Âm Tống tử tại đâu?

  • Nơi thờ Quan Âm không được đặt tùy tiện mà phải đảm bảo thanh tịnh và trang nghiêm.
  • Nên đặt thờ những nơi cao ráo và không được quay mặt về phía ánh sáng.
  • Nếu ở nhà cao tầng thì nên đặt ở tầng cao nhất. Nếu không gian vừa phải thì có thể đặt kệ thờ trong cùng không gian với bàn thờ gia tiên và cao hơn ít nhất 1 bậc.
  • Tuyệt đối không được đặt kệ thờ ở khu vực như phòng ngủ. Bởi bàn thờ cần có sự thanh tịnh. Càng không được đặt ở nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
  • Không đặt tượng Phật Quan Âm với bất cứ tượng thờ nào khác. Bởi vì, cần có không gian riêng cho Bồ Tát Quan Âm.
  • Nên đặt kệ thờ mẹ Quan Âm nên hướng ra cửa chính, cửa sổ lớn hoặc là ban công.
  • Đảm bảo không bị che chắn hoặc chướng mắt tới sinh hoạt gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *