THIÊN SỨ
Thiên Sứ thuộc Thủy
Loại: Hung Tinh
I) TÍNH CHẤT CƠ BẢN
Thiên sứ chủ thương tật, tai ương, buồn thảm, ngăn trở mọi việc, gây bệnh tật và tai ương.
Thiên Sứ giao hội Kiếp, Không mà đại hạn xấu thì tác họa một cách kinh khủng. Chính Nhan Hồi chết yểu vì cách này. Thiên Thương mà gặp Tang Môn đem lại sự biến đổi hay tang tóc. Thiên Sứ gặp Tang Môn và Thiên Cơ thì bị ngã hay bị người ta đánh.
Thiên Sứ: Là chủ, là sứ giả, thần hư hao trên trời, người đưa tin, truyền lệnh (theo nghĩa Hán Việt).
Đặc Tính: Hao tán, tai nạn, trở ngại, thị phi, khẩu thiệt, quan tụng.bị lấy trộm, bị ngược đãi
Sao Thiên Sứ đóng ở vị trí cố định là cung Tật. Sao này là hung tinh, chỉ dùng để xem hạn, đặc biệt là tiểu hạn, chớ không có ý nghĩa lắm trên toàn cuộc đời. Thành thử, bao giờ cần giải đoán vận hạn, thì mới nên lưu ý đến vị trí và sự hội tụ của Thiên Sứ với các sao khác.
Thiên Sứ có nghĩa là buồn thảm, xui xẻo, không may, ngăn trở mọi công việc, mang lại tang thương, bệnh tật, tai họa. Ý nghĩa này chỉ có khi xét vận hạn.
Hành hạn gặp thiên sứ có thêm sát tinh thì đễ bị người ta vu cáo hãm hại ,bị trộm cướp bị phá ngang.
II) Ý NGHĨA THƯƠNG SỨ Ở CUNG HẠN
Thương Xương hay Khúc: tác họa khủng khiếp có thể chết non nếu 2 hạn cùng xấu.
Thương, Sứ, Kình, Hỏa, Riêu, Cự: hại của, hại người.
Thương, Sứ: hay ốm đau (Sứ) hay rắc rối vì bạn.
Sứ, Cơ, Cự, Hình: kiện tụng
Sứ Tuế: chết nếu đại hạn xấu
Sứ, Thiên Không, Lưu Kình đồng chiếu vào hạn: chết.
Sứ, Tang, Hổ: có tang. Ở cung nào tang có thể xảy ra cho người đó.
Sứ ở Tý, Kình Đà, Tuế vào nhị hạn: chết
Sứ gặp Lục Sát: chết
Thương Sứ ở Tý, Dần: độc
Sứ, Kình, Đà: dữ (Tử, Đồng Lương giải được)
Sứ Xương: khoa trường thi cử lận đận.
Thiên thương, Thiên hình: bị đánh
Thiên Thương, Tang Môn: có tang, sự biến đổi phi thường
Thương, Khốc: thi cử lận đận
Theo Nguyễn Mạnh Bảo, năm hạn mà gặp 2 sao này không chết thì cũng nguy mạng, nếu thiếu sao giải đủ mạnh. Họa sẽ đến mau nếu Thiên Sứ ở Dần Thân Tỵ Hợi Họa sẽ đến thật mau nếu:
– Thiên Thương ở Sửu Mão Thìn Dậu Tuất
– Thiên Sứ ở Tý Mão Thìn Ngọ Mùi
III) NHỮNG SAO GIẢI THIÊN SỨ
1) Chính tinh
Tử, Phủ, Lương, Đồng
2) Bàng Tinh
Khoa, Lộc, Tả, Hữu, Quang Quý, Khôi Việt
Thiên giải, Địa giải, Giải Thần, Thiên quan, Thiên phúc, Tuần, Triệt
3) Cung Phúc Tốt
Ngoài ra nếu Phúc có nhiều sao tốt và mạnh thì sẽ chế giải khá mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, việc chế giải ở đây nhưng có nghĩa là sự việc đó hoàn toàn không xảy đến, mà là nếu có đến, chuyện chẳng may đó không tác họa đúng mức, nếu gặp sao giải hiệu lực khá mạnh và toàn diện.
Xem thêm:
Ý nghĩa của sao Linh tinh trong lá số tử vi
Ý nghĩa của sao Lưu hà trong lá số tử vi
Tin cùng chuyên mục:
Sách Can Chi Thông Luận
Sách Âm dương kinh
Sách Bát tự hà lạc
Sách 12 con giáp theo lịch vạn niên