Thập Nhị Vị Long Môn Thủy Pháp
Tam Nguyên Long Môn Bát cục – Càn Khôn Quốc Bảo là pháp nằm trong Tứ Đại Thủy Pháp của Địa Lý Phong Thủy, gồm :
- Tam Hợp thủy pháp, hay còn gọi là Thủy Pháp Trường Sinh (Trường Sinh Thủy Pháp)
- Tam Nguyên Thủy Pháp, hay còn gọi là Trung Thiên Thủy Pháp – Tiên Hậu thiên thủy pháp – Long Môn bát cục – Càn khôn quốc bảo.
- Phụ tinh thủy pháp.
- Tự nhiên thủy pháp, hay còn gọi là Dương công thủy pháp.
Trong đó, nguyên tắc của Tam nguyên thủy pháp là dựa vào phương vị lai khứ của thủy trên 24 sơn đối ứng với phương vị của Tiên thiên quái và Hậu thiên quái mà định cát hung.
Long Môn Bát Cục – Tam Nguyên Thủy Pháp
Muốn luận Tam Nguyên thủy pháp, trước hết phải an 12 vị, xin giới thiệu cụ thể cách an như sau :
Tiên thiên vị
Trước tiên hãy xem tọa nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào, phương vị đó là phương vị Tiên thiên của nhà.
Tiên thiên chủ nhân đinh
Hậu thiên vị
Trước tiên xem toạn nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào thuộc quẻ nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, phương vị đó là phương vị hậu thiên của nhà.
Hậu thiên chủ thê tài.
Tân vị
Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào, phương vị đó là tân vị của nhà
Tân – Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.
Khách vị
Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào thuộc quái nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, đó là phương vị khách vị của nhà.
Tân – Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.
Thiên kiếp vị
Trước tiên xem tọa sơn thuộc quẻ nào (hậu thiên), lại dựa vào phương pháp đã thuật ở trước tìm ra Hậu thiên vị, lại lấy cái quẻ hậu thiên này làm chủ, lại theo phương pháp thuật ở trước tìm Hậu thiên vị, được vị trí quái, tức là vị trí Thiên kiếp của tọa sơn.
Thiên kiếp thủy là ác thủy
Địa hình vị
Địa hình vị cùng với Thiên kiếp vị đều là vị trí chếch bên cạnh phương đối diện tọa sơn, đối xứng nhau, nếu 1 cái chếch bên trái thì cái kia ắt chếch bên phải. Lấy nhà tọa Khảm làm ví dụ, quẻ Tốn chếch bên trái tại đằng trước là Thiên Kiếp, thì quẻ Khôn là Địa hình vị.
Địa hình vị là ác thủy.
Án kiếp vị
Án kiếp vị còn gọi là Chu tước vị, tức là quẻ ở hướng Minh đường, như tọa Khảm sơn, thì Ly quái là Án kiếp vị.
Án kiếp thủy nên xuất, không nên tới.
Phụ quái vị
Phụ quái là đem Tọa sơn, tiên thiên, hậu thiên, thiên kiếp – địa hình – án kiếp, tân-khách vị taatr cả 7 quái trừ đi, còn dư lại 1 quái chính là Phụ quái vị. Nếu 8 quẻ đều chiếm hết, thì cùng vị trí với Địa hình vị.
Phụ quái là Linh khí phụ trợ, quý nhân thủy, nên đến không nên đi,
Khố trì vị
Khố trì vị tức là Tài Khố, tác dụng để luận tài phú nhiều ít, Khố trì cần nhất alf “đăng thanh cận huyệt” cận huyệt thì phát viễn.
Sơn Khố trì vị của các quẻ như sau :
- Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) : Khố trì tại Cấn
- Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) : Khố trì tại Quý
- Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) : Khố trì tại Tân
- Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) : Khố trì tại Nhâm
- Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) : Khố trì tại Khôn
- Khảm quái sơn (Nhâm – Tý – Quý) : Khố trì tại Khôn
- Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) : Khố trì tại Càn
- Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) : Khố trì tại Tốn
Thủy Khẩu vị
Thủy khẩu cũng gọi là Chính Khiếu vị, Xuất thủy phép tắc :
a. Thủy thích theo Thiên Can lưu xuất, kỵ địa chi lưu xuất. Bởi vị Địa chi mỗi năm gặp tuế chi lại thành hình sát (Thái Tuế). Thiên Can thì không bị xung sát này. 24 sơn thiên can gồm : Bát Can – Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, tân, Nhâm, Quý. Tứ ngung quái : Càn Khôn Cấn Tốn. Tổng là 12 sơn, 12 địa chi gồm : Tý sửu dần mão thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi.
b. Tiên thiên vị, Hậu thiên vị, Phụ quái vị, Địa Hình vị đều không thể lưu xuất, Tân khách vị (xem sinh nam, sinh nữ thủ xá), Thiên kiếp, Án kiếp vị cần xuất không cần nhập. Chỗ khẩu thủy lưu xuất ứng với Chính Khiếu vị. Tổng hợp lại, Bát Can và Tứ Ngung cộng 12 sơn là có thể đem làm nơi lưu xuất thủy. 12 địa chi không được lưu xuất.
Vị trí Chính Khiếu tại các Sơn quái như sau :
- Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) : Chính Khiếu tại Tốn
- Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) : Chính Khiếu tại Giáp
- Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) : Chính Khiếu tại Tân
- Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) : Chính Khiếu tại Càn
- Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) : Chính Khiếu tại Cấn
- Khảm quái sơn (Nhâm – Tý – Quý) : Chính Khiếu tại Tốn
- Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) : Chính Khiếu tại Khôn
- Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) : Chính Khiếu tại Giáp.
Tiểu Bát Môn (biến cục)
Tiểu bát Môn là chỉ tình hình Tọa-Hướng xuất hiện kiêm quái, lấy phương hướng thuận chiều kim đồng hồ mà xem. Chữ thứ 3 trong mỗi quẻ kiêm với chữ thứ nhất trong quẻ sau, gọi là Tiểu bát môn.
- Tọa Ất kiêm Thìn : Nội phóng Càn, chuyển Nhâm, kỵ phóng Tân phá Hậu Thiên, tức trưởng phòng phá tài hoặc tái hôn.
- Tọa Tân kiêm Tuất : Thủy xuất Tốn – Ất – Giáp, phóng Ất thủy là thượng cát, còn ngoại cục cần Chuyển Cấn
- Tọa Tỵ kiêm Bính : Phóng Nhâm thủy thượng cát, Ngoại cục thủy yếu chuyển Cấn, kỵ phóng Canh, tân, thủy chuyển Khôn thời, Ứng lập Nhâm hướng.
- Tọa Hợi kiêm Nhâm : phóng Tốn thượng cát, nội cục phóng Bính, không thể sáng sủa được.
- Tọa Đinh kiêm Mùi : Nội phóng Khôn, Ngoại chuyển Cấn
- Tọa Quý kiêm Sửu : Nội phóng Đinh, ngoại chuyển Bính, phóng Ất thủy bại tam phòng. Phóng Khôn tài cục phá, Trưởng phòng tăng hội tái hôn, Quý-Đinh-Sửu-Mùi kỹ thủy lưu Đông, Thủy lưu Tây tắc vô sự.
- Tọa Thân kiêm Canh : Thủy xuất Cấn Giáp.
- Tọa Dần kiêm Thân : Thủy xuất Tân – Càn.
Diệu sát vị
Diệu sát chia ra làm Chính Diệu, Phản diệu, Địa diệu : khắc tức là sát, Bát sát : Lấy nghĩa ở bát quái ngũ hành. Dùng cái Khắc Ta trong quẻ. Diệu sát ca quyết “Khảm long khôn thỏ chấn sơn hầu, Tốn kê Càn mã Đoài xà đầu, Cấn Hổ lý trư vi diệu sát, trạch phần phùng chi nhất tề hưu”. Diệu sát phương tối kỵ hữu thủy, lộ xung tài, tiêm vật bức cận, thất giác….
Chính diệu sát
Là Bát thuần quái chi quan quỷ hào, khắc ta là quan quỷ.
- Càn – Chính diệu sát tại Ngọ
- Đoài – Chính diệu sát tại Tỵ
- Ly – Chính diệu sát tại Hợi
- Chấn – Chính diệu sát tại Thân
- Tốn – Chính diệu sát tại Dậu
- Khảm – Chính diệu sát tại Thìn
- Cấn – Chính diệu sát tại Dần
- Khôn – Chính diệu sát tại Mão
Phản diệu sát
Phản diệu sát tức là Tiên thiên quái chi quan quỷ hào.
Trước hết xem quẻ tiên thiên tại tọa sơn thuộc phương nào, tương ứng với hậu thiên thuộc quẻ nào, sau đó đối chiếu Bát sát diệu ca quyết tìm phản diệu sát. Ví dụ Tọa Khảm hướng Ly, vị trí quẻ Khảm tiên thiên tại Tây phương, Phương tây là vị trí quẻ Đoài hậu thiên, đối chiếu ca quyết đc Tỵ là Phản diệu sát.
Địa diệu sát : Địa diệu sát là Hậu thiên quái chi quan quỷ hào.
Trước tiên xem quẻ Hậu thiên của Tọa sơn ở Phương nào, tương ứng với quẻ tiên thiên nào, Lại đối chiếu với ca quyết để tìm Địa sát diệu. Ví dụ tọa Khảm, hướng Ly, Quẻ hậu thiên Khảm tại phương Bắc, Phương Bắc lại là quẻ Khôn tiên thiên, đối chiếu với ca quyết, Khôn quái quan quỷ hào ở Mão, Mão là địa diệu sát.
Tin cùng chuyên mục:
Sách Can Chi Thông Luận
Sách Âm dương kinh
Sách Bát tự hà lạc
Sách 12 con giáp theo lịch vạn niên